Thứ bảy, 11/01/2025

Bấm "Xem ngay" để mở và xem video bóng đá!


Bị ĐT Việt Nam bỏ xa thời gian qua, báo Indonesia chua chát thừa nhận lý do

Thứ ba, 12/12/2023 06:10 (GMT+7)
H.ngz
BTV Thể thao

Mới đây, báo giới Indonesia đưa ra những phân tích đồng thời chỉ ra lý do cho việc đội nhà thường bị lép vế trước ĐT Việt Nam trong những năm qua.

Duyên nợ đưa ĐT Việt Nam và ĐT Indonesia nằm "chung mâm" ở cả Vòng loại thứ hai World Cup 2026 lẫn VCK Asian Cup 2023. 

Trước mắt, hai đội sẽ đối đầu nhau trong trận đấu ở bảng D Asian Cup 2024 diễn ra vào ngày 19/1/2024 tại Qatar, sau đó là hai lượt đi và về tại Vòng loại thứ hai World Cup 2026 lần lượt vào ngày 21/3 và 26/3/2024.

Và trước màn so tài của đội nhà với ĐT Việt Nam ở sân chơi châu lục, tờ Garuda Sport của Indonesia đã có bài viết: "Garuda (biệt danh của đội tuyển Indonesia - PV) bị bỏ xa? Cùng so sánh tương quan của Indonesia và ĐT Việt Nam".

dt indonesia vs dt viet nam
ĐT Việt Nam nằm cùng bảng với Indonesia ở Vòng loại thứ hai World Cup 2026 và VCK Asian Cup 2023

Ở nội dung, tác giả cho rằng đội nhà thường bị lép vế trước ĐT Việt Nam thời gian qua: "Trong những năm qua, bóng đá Indonesia tỏ ra lép vế trước Việt Nam và Thái Lan ở khu vực Đông Nam Á. Chất lượng của hai nền bóng đá này vượt xa so với Indonesia".

asnawi
Tờ Garuda Sport cho rằng ĐT Indonesia thường bị ĐT Việt Nam bỏ xa thời gian qua

Bên cạnh đó, Garuda Sport cũng phân tích nguyên nhân về sự lép vế của ĐT Indonesia trước ĐT Việt Nam: "Đầu tiên phải kể đến chất lượng cầu thủ. Phải thừa nhận rằng trình độ cầu thủ của Indonesia chưa thể so sánh với Thái Lan, Việt Nam cũng như tầm cỡ châu Á. Trận thua 1-5 trước Iraq ở vòng loại World Cup 2026 chỉ ra điều đó.

Dư luận trong nước đã kêu gọi sa thải HLV Shin Tae Yong sau trận thua bẽ mặt đó. Tuy nhiên, họ không hiểu rằng chất lượng cầu thủ Indonesia quá tệ. Nhiều cầu thủ Indonesia ngại ra nước ngoài thi đấu để nâng cao trình độ.

Ngoài ra, việc phát triển bóng đá trẻ cũng mang tới nhiều lo ngại. Cựu Chủ tịch Liên đoàn bóng đá Indonesia, Mochamad Iriawan, từng thực hiện 4 bước đầu tư cho bóng đá trẻ bao gồm: tổ chức các giải đấu trẻ, tổ chức các học viện, đào tạo đội ngũ HLV và kết hợp với các lò đào tạo quốc tế.

Tuy nhiên, tới nay, kế hoạch này chưa được mở rộng. Do đó, bóng đá Indonesia luôn phải trông chờ vào những cầu thủ nhập tịch. Động thái ấy cho thấy Liên đoàn bóng đá Indonesia chỉ quan tâm tới kết quả trước mắt và không chú trọng đào tạo trẻ.

Trong khi đó, ĐT Việt Nam có chiến lược phát triển bóng đá trẻ được ông Philippe Troussier (người hiện tại dẫn dắt đội tuyển Việt Nam) xây dựng trong thời gian dài.

HLV người Pháp đã xây nền móng từ đội U19 Việt Nam và làm việc ở học viện bóng đá hàng đầu là PVF. Hay trước đó, Việt Nam còn nổi tiếng với lò đào tạo của Hoàng Anh Gia Lai.

Chính vì thế, nhiều cầu thủ Việt Nam có tư duy chơi bóng tiến bộ. LĐBĐ Việt Nam (VFF) cũng có sẵn chiến lược để đội nhà tham dự World Cup 2026. Trong những năm qua, họ đầu tư khá tốt cho hạ tầng phát triển bóng đá.

Thành công dưới thời HLV Park Hang Seo giúp ĐT Việt Nam thêm tự tin chinh phục những mục tiêu mới.

Về mặt chiến thuật, ĐT Indonesia có thể sánh ngang Việt Nam nhưng việc cải thiện tâm lý cầu thủ là bài toán khó với HLV Shin Tae Yong. Tâm lý dựa dẫm vào sân nhà và chờ đợi sự ưu ái của trọng tài cần phải xóa bỏ nếu bóng đá Indonesia muốn vươn lên tầm châu Á".